Cách định giá

Đây là 1 phần nhỏ trong chiến lược định giá.Định giá đơn giản là bạn sẽ bán hàng hóa hay dịch vụ của bạn cho khách hàng với giá bao nhiêu? Khi định giá cần lưu ý 3 điểm là chi phí, đối thủ cạnh tranh và khách hàng.

Đến đây bạn đừng nhầm lẫn giữa việc giá lướt sóng, giá xâm nhập, giá trung bình…đó là chiến lược định giá.

Ví dụ bạn tung ra một sản phẩm đĩa CD nghe nhạc mới, bạn nghĩ nó rất tuyệt vời và sẽ chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng nên lúc này chỉ cần giá rẻ là bạn bán được nên bạn cần xây dựng giá xâm nhập thị trường. Còn định giá là sau khi bạn nghiên cứu giá đối thủ cạnh tranh, giá thị trường, bạn ra được quyết định cuối cùng là sản phẩm này với giá 15.

Mô hình tôi giới thiệu cho bạn là gồm 5 phần. Về lý thuyết thì khá “nặng”. Nên tôi chi tập trung vào một vấn đề nhỏ trước tiên là làm sao giúp bạn định được giá bán một cách đơn giản nhất.

Pricing Policy

Value Creation là giá trị tạo ra hay còn gọi là giá trị cốt lõi của sản phẩm, tại sao khách hàng phải bỏ tiền ra mua sản phẩm của bạn ??

Price structurue là cấu trúc giá từ nhà máy đến kênh phân phối và đến người tiêu dùng.

Các phần còn lại sẽ trình bày trong một chủ đề khác.

Để định giá bạn Hãy hiểu thêm một số khái niệm về tài chính gồm có Chi phí cố định (Fixed Cost FC) và biến phí (Variable Cost VC).

Biến phí và định phí (chi phí cố định, chi phí khả biến)

Chi phí cố định: Là chi phí sẵn có khi doanh nghiệp của bạn không hoạt động. Dù sau này bạn không kinh doanh đĩa CD nữa thì bạn cũng đã bỏ tiền ra mua đầu ghi đĩa, bàn ghế. Cái này bạn sẽ lấy lại khi bạn bán thấp hơn giá trị mua ban đầu

Biến phí: Là chi phí phát sinh khi bạn sản xuất thêm 1 sản phẩm. Ví dụ bạn muốn có 1 đĩa CD mới để bán thì bạn cần 1 đĩa gốc, 1 đĩa trắng, in bao bì

bienphi-dinhphi

Công thức tính giá theo chi phí: giá cost + % lợi nhuận mong muốn = Giá thành

Công thức tính điểm hòa vốn theo sản lượng và lợi nhuận

1. Biết lợi nhuận tính sản lượng, lợi nhuận là 30% thì cần bán bao nhiêu:

2. Biết sản lượng, tính lợi nhuận. Biết mỗi tháng bán được 500 đĩa, thì lợi nhuận là bao nhiêu để định giá

Sau khi có được giá theo điểm hòa vốn hoặc giá để bạn đủ chi phí thì một vấn đề cần quan tâm nữa là giá đó khách hàng có chấp nhận mua hay không ? Khách hàng của bạn có thể là doanh nghiệp, người tiêu dùng, các đại lý…Nên sẽ liên quan đến việc giá và giá trị truyền thông của sản phẩm liên quan đến vấn đề quảng bá, thương hiệu, trưng bày, người đại diện….

Ví dụ, Tôi có nhờ mua một chiếc đồng hồ đeo tay tốt chút xíu. Bạn tôi tư vấn cho tôi hàng Thụy Sĩ với các thương hiệu nổi tiếng như Omega và khá mắc so với nhu cầu chỉ cần bền và xem giờ của tôi. Bạn tôi bảo tôi mua hàng Mỹ nhưng quả tim đồng hồ theo công nghệ Thụy Sĩ khá tốt mà mẫu mã lại đẹp. Tôi mua một chiếc Belair giá 5 triệu. Sau khi mua tôi search trên mạng và thấy giá nó chỉ khoảng 4 triệu. Tôi cảm thấy khá bực mình vì nghĩ mình bị mua “hớ” giá cao vì hiệu đó chẳng có tên tuổi gì cả. Tôi không thể chấp nhận trả 5 triệu cho chiếc đồng hồ đó trong khi tôi có thể mua được hàng hiệu Gucci, Titan hoặc Omega…

May thay là Belair bắt đầu quảng cáo ở các điểm siêu thị lớn, trung tâm thương mại. Tôi mới bắt đầu yên tâm là mình đang xài hàng tốt. Và giá tôi mua 5 triệu là tại trung tâm thương mại lớn, giá 4 triệu là trên mạng hàng xách tay không rõ nguồn gốc.

Qua câu chuyện, tôi hiểu thêm rằng việc định giá không chỉ đơn giản là giá bán theo định vị sản phẩm mà còn phải kết hợp các chương trình truyền thông.

Còn một phần không kém quan trọng, đó chính là giá của đối thủ. Trong câu chuyện đồng hồ tôi kể vì tôi là người không có nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin nên tôi thấy phù hợp là mua. Và điều đó khiến tôi cảm giác hối hận sau khi quyết định vì không cân nhắc kỹ các lựa chọn vì với giá 5 triệu một chiếc đồng hồ tôi có thể lựa ở rất nhiều hãng. Nếu hãng Gucci có chiếc giống giống vậy mà giá rẻ hơn thì tôi sẽ không mua Belair và không  có câu chuyện marketing này để kể cho các bạn.

 

 

One thought on “Cách định giá

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.