Chiêu thị – Promotion

Khi nhắc đến P – promotion trong marketing thì có lẽ câu trả lời nhanh chóng nhất là khuyến mãi, bán hàng, hay quảng cáo. Nhưng thực ra promotion còn nhiều công cụ hơn nữa..

marketing-mix-model-600x288

Ngày nay, chiêu thị làm một hoạt động khá quan trọng trong vấn đề tung sản phẩm mới và duy trì doanh số cho những dòng sản phẩm đang bán chạy, thậm chí có thể làm mới lại một dòng sản phẩm có mặt trên thị trường.

Theo tôi, chiêu thị là một chuỗi các hoạt động mà mục đích làm làm cho khách hàng nhớ đến thương hiệu, sản phẩm, làm cho khách hàng sử dụng và yêu thích sản phẩm.

khuyen mai 4

Ví dụ cho một số biện pháp chiêu thị

Quảng cáo trên blog, websites

Thẻ khách hàng năm

Sinh nhật khách hàng

Quà tặng

Chương trình giới thiệu sản phẩm mới…..

Thông thường marketing chia làm 3 hình thức chiêu thị là dựa trên sản phẩm, dựa trên tài chính, dựa trên thời điểm và địa điểm.

Khi đó ta sẽ được mô hình như sau:

sales promotion

Để một chiến dịch promotion thành công thì  bạn phải thật sự hiểu được người tiêu dùng và chương trình của bạn phải được truyền thông đến họ. Và quan trọng nhất giá trị quà tặng phải thật hấp dẫn với khách hàng nhưng đối với công ty thì chi phí thấp.

Một trong châm ngôn thành công nhất cho promotion “low cost and high value”

Một số bài viết liên quan cùng chủ đề

https://vanmarketing.wordpress.com/marketing-mix/chieu-thi/sales promotion

https://vanmarketing.wordpress.com/marketing-mix/chieu-thi/cong-cu-imc/

Còn đây là một số “kênh” để chạy chiến dịch tích hợp

chap_18_02

29 thoughts on “Chiêu thị – Promotion

      1. em có một câu này cô cho nhưng em không làm được giúp em với…! Nếu sản phẩm nằm trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ sốngsản phẩm thì doanh nghiệp nên sử dụng công cụ chiêu thị nào, tại sao?Liên hệ thực tế 1 chương trình khuyến mãi đang diễn ra của 1 doanh nghiệp mà bạn quan tâm và hãy phân tích các hình thức khuyến mãi được vận dụng trong chương trình đó.

      2. https://vanmarketing.wordpress.com/marketing-plan/6-phan-tich-san-pham/vong-doi-san-pham-plc/

        Bạn tham khảo qua bài viết về dòng đời sản phẩm. Còn đa phần các sản phẩm có mặt trên thị trường Việt Nam đều đang trong giai đoạn tăng trưởng. vì thị trường VN còn khá trẻ, một sản phẩm có thể ở trong gia đoạn tăng trưởng hơn 50 năm nếu không bị lỗi thời và tính năng không bị thay thế bằng sản phẩm khác. Ví dụ trước đây hay dùng giấy rửa ảnh nhưng bây giờ toàn chụp ảnh kỹ thuật số nên sản phẩm đó qua giai đoạn tăng trường. Nên bạn cứ chọn sản phẩm nào bạn thích. Điện thoại, laptop, đồ điện tử..bàn ghế, mì gói, nước ngọt.. còn nhu cầu cao…

        Còn về chiến lược khuyến mãi là chương trình cho người tiêu dùng, chứ không phải kênh phân phối. Bạn có thể tìm thông tin trên mạng khá nhiều. Còn gâp quá thì mình gợi ý mobifone, thế giới di động, …

      3. Cô bạn xài từ chiêu thị là rất là rộng vì nó có thương hiệu, trưng bày, bán hàng..Nên cô đã cô đọng ví dụ là khuyến mãi thì bài viết khá đủ, bạn cứ suy nghĩ một chút sẽ làm được.

  1. ad giup e voi co e co cho cau niêm yết cho khách hàng biết về chương trình khuyến mãi
    e k biết trình bày sao và cho 1 ví dụ cụ thể ntn :((((
    e đag cần gấp chuyên ngành của e k fai maketing nên hơi khó vs e

    1. Cụ thể câu hỏi của bạn là như thế nào ?Mình cũng không nắm rõ lắm

      Niêm yết cho khách hàng về chương trình khuyến mãi ? Bạn có thể cho mình lại câu “gốc” của nó được không ?

  2. ad cho mình hỏi các công cụ quảng bá thương hiệu với các công cụ chiêu thị là giống nhau phải không ? bao gồm : Quảng cáo , khuyến mãi bán hàng , chào hàng cá nhân , Marketing trực tiếp , quan hệ cộng đồng ?

    1. Chào Luân,

      Làm thương hiệu là một phần của chiêu thị. “Công cụ” quảng bá thương hiệu là tên công ty, logo, logan, màu sắc, thư mời, profile, cardvisit..những gì đại diện cho công ty hoặc sản phẩm, dịch vụ. Ở đây mình không dùng từ công cụ là làm bộ nhận dạng thương hiệu để quảng bá thương hiệu thông qua các công cụ marketing như chiêu thị.

      Chiêu thị là một chiến lược với nhiều công cụ phối hợp nên thay đổi theo định hướng và mục tiêu phát triển của công ty. Còn bộ nhận diện thương hiệu thì phải cố định và xuyên suốt. Có bộ nhận dạng thương hiệu rồi mới đi quảng bá được. Chiêu thị trả lời câu hỏi làm sao bán được hàng. Còn bộ nhận dạng thương hiệu để phân biệt với hàng hóa đối thủ.

      Nên kết luận, 2 phần này là hoàn toàn khác nhau về cách làm. Branding thiên về thiết kế nhiều hơn, còn chiêu thị là làm sao để quảng bá logo, tên công ty đến khách hàng

      1. cảm ơn addd nhiều
        Mà ad ơi , ad có tài liệu đề tài so sánh các công cụ quảng bá thương hiệu không ? . Mình không biết bắt cặp so sánh như thế nào cho hợp lý , mình đang làm đề tài này . Có tất cả là 6 nhóm công cụ quảng bá thương hiệu :
        1. Quảng bá thương hiệu qua phương tiện truyền thông ( bao gồm : Quảng cáo trên đài truyền hình , trên báo & tạp chí , trên đài phát thanh , trên bảng hiệu trong và ngoài trời ,Tài trợ các chương trình trên truyền hình )
        2. Quảng bá thương hiệu qua con người
        3. Quảng bá thương hiệu qua vật dụng tại điểm bán
        4. Quảng bá thương hiệu bằng hoạt động PR
        5. QUảng bắ thương hiệu bằng hình thức khuyến mãi ( bao gồm : Khuyến mãi cho người tiêu dùng , khuyến mãi kênh phân phối )
        6. Quảng bá thương hiệu qua tiếp thị trực tiếp
        ============Ad giúp mình nhé … mình đang cố gắng học ^^ tks ad ===============

      2. Co 2 dau sach co the giup ban la imc va branding. Luc truoc co cuon advertising noi ve so sang giua ti vi va bao. De Minh kiem lai roi post len cho ban. Chuc ban hoc tot

  3. Em muốn hỏi, muốn lập chiến lược PR cho 1 dịch vụ, thì mình cần làm những gì ạ. Chiến lược PR là muốn tiếp cận tới những khía cạnh nào vậy ạ…..E cảm ơn

    1. Chào em,

      Chịkhông rõ mục đích em hỏi là để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu hay làm việc. Vì câu hỏi này không thể trả lời trong 1, 2 bài post được.

      Em có thể giúp chị cụ thể hóa câu hỏi,

  4. hj cảm hơn nhiều nhé Ad … bây giờ mới tới nhóm mình thuyết trình ^^..!!! Thật sự Ad thật nhiệt tình mình thật sự cảm ơn bạn rất nhiều 😀

    1. Ủa mà ad … mình nghe nói hiện tại còn có cách quảng bá sử dụng người nổi tiếng … nó có phù hợp để đưa vào bài không ? … còn IMC mình không hiểu cho lắm 😦

      1. quảng cáo sử dụng người nổi tiếng hay còn gọi là đại diện thương hiệu và một cách để làm Pr hay còn gọi là 1 yếu tố liên kết thương hiệu trong branding. Ví dú hình ảnh Hoài Linh giống bác nông dân thì thường được các hãng thuốc trừ sâu, phân bón mời đóng quảng cáo. Cái này có 2 mục đích, 1 là để giúp người ta cảm thấy yên tâm vì có uy tính của người nổi tiếng đảm bảo ( tổn hại uy tín cá nhân), 2 là người tiêu dùng yêu thích người nổi tiếng ấy (fan club) sẽ kéo theo dùng sản phẩm để ủng hộ cho nghệ sĩ ví dụ Mỹ Tâm quảng cáo pepsi, …

  5. Chào ad,
    Em đang tìm thông tin ví dụ sản phẩm liên quan về chiến lược chiêu thị (4P) cụ thể là rào cản đối với truyền thông quốc tế và chiến lược đẩy – kéo. Xin link về các sản phẩm (nếu có).
    Mong được giúp đỡ trong thời gian ngắn.
    Xin chân thành cảm ơn.

  6. ad cho em hỏi cách xây dựng & triễn khai 1 chiến lược chiêu thị: phương pháp, quy trình,…
    thanks ad!

  7. tiến trình phối thức chiêu thị giửa sản phẩm và dịch vụ thì có khác biệt gì với nhau ko cô ?
    Theo em hình dung thì trong dịch vụ thì người ta chỉ có thể triển khai chiến lược kéo là chủ yếu để người khác tìm đến trải nghiệm thử dịch vụ hoặc thu hút sự quan tâm hơn.

  8. so sánh các lợi thế và bất lợi của các công cụ chiêu thị, bạn nào biết giúp mình với ! cảm ơn ạ

  9. Ad cho e hỏi muốn giới thiệu 1 sp dv của bệnh viện ra bên ngoài thì cần những gì? e đang tham khảo ý kiến và nòi cụ thể giúp e ad nhé. hihi

    1. Nguyên tắc “khác biệt hoặc giá cả”. Bạn có thể tham khảo thêm các sách nói về marketing khác biệt hoặc chết

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.